CÓ NÊN THỜ CẢ CHÚA VÀ PHẬT TRÊN MỘT BÀN THỜ KHÔNG?
CÓ NÊN THỜ CẢ CHÚA VÀ PHẬT
TRÊN MỘT BÀN THỜ KHÔNG?
Phật tử Tâm Huệ hỏi. Hoà thượng Thích Giác Quang (Tổ đình Linh Sơn) trả lời
Năm 1960, Sư xuất gia tại Tổ đình Linh Sơn, núi Dinh, Bà Rịa Vũng Tàu, địa phương này đạo Ki-tô nhiều hơn đạo Phật. Tuy nhiên chỉ có Tổ đình Linh Sơn là có tới năm sáu trăm tăng, ni tu hành. Tại tổ đình vẫn có một bàn thờ Giêsu Christ, hỏi ra thì mới biết có 03 nguyên nhân thờ: một là để tỏ lòng thiện cảm với cho người Ki-tô hữu, hai là để tỏ tình đoàn kết các tôn giáo tại địa phương, ba là thờ bậc thánh xuất thế khuyến thiện loài người.
Ngoài ra, trong giới phật tử của tổ đình cũng có một số gia đình: chồng hoặc vợ theo đạo Ki-tô, do đó thờ Giêsu Christ là để dung hòa giữ gìn hạnh phúc cho những đôi vợ chồng có người theo đạo Ki-tô. Một phật tử theo Tổ đình Linh Sơn nay là 55 năm, ông hiện nay ngoài 80 tuổi, vẫn còn sống ở Bình Hòa, Tp.Hồ Chí Minh. Ông là phật tử thì thờ Phật Thích Ca bên tay trái, từ ngoài nhìn vào, bà theo đạo thờ Giêsu Christ bên tay phải từ ngoài nhìn vào, như vậy gia đình này Thầy ai nấy giữ, Thánh ai nấy thờ không có gì xung đột từ 55 năm qua. Thỉnh thoảng Sư có đến thăm ông cụ rất vui vẻ. Đạo ai nấy thờ, thánh ai nấy giữ, đạo nào cúng kiến theo đạo nấy thấy cũng vui vui, rất hạnh phúc.
Sư trả lời: “Thờ như thế là hòa đồng tôn giáo, sum họp một nhà, gia đình không ly tán thân tâm, nếu các bạn khắc kỷ quá gia đình sẽ mất hạnh phúc”.
Chúa có thể cứu một người điên tỉnh lại, Phật giác ngộ một người tà kiến trở về chính kiến. Chúa cứu khổ một người đói, Phật tháo gỡ nạn dốt nát cho người đứng lên thoát khỏi nghèo đói lầm than. Chúa muốn cho mọi người giàu sang quý phái, Phật muốn cho thế giới đại đồng, xóa tan giai cấp người bóc lột người.
Năm 1965, Sư và Sư Giác Nguyên học ở Phân khoa Đại học Vạn Hạnh, tại Thánh đường Cơ Đốc Phục Lâm, học với Mục sư Hiệu trưởng là Phạm Thiện, hằng ngày vẫn tới thánh đường học tập, cúng kinh, thực tập theo các động tác của tín hữu, vẫn phải quỳ trước tượng chúa cúng với các tín hữu cúng kinh ngày thứ sáu. Sư thấy việc làm này chẳng có gì là kỳ thị nữa.
Không trở ngại trong việc lập gia đình với người khác đạo
Tại Quan Âm Tu viện, rất nhiều phật tử lập gia đình với đạo Kitô, nhưng rất hạnh phúc, như: Gia đình Lâm Phước Điền, các con của cô giáo phật tử Huỳnh Thúy Hồng.
Tại Việt Nam hiện nay người Ki-tô có cải biên về việc cúng kính, phụng thờ ông bà, cho phép Ki-tô hữu lập gia đình với người khác đạo. Sư chấp nhận cho phật tử lập gia đình với gia đình Kitô, không có ý kiến để giữ hạnh phúc cho vợ chồng và hai họ. Sư thiết nghĩ đấy là tính từ bi của đạo Phật và lòng bác ái của đạo Chúa phải được thể hiện trong tín đồ và trong loài người trên hành tinh này mới đúng nghĩa các vị giáo chủ này giáng thế cứu đời.
Các bạn phật tử phụng thờ như Sư hướng dẫn trên thì khi các bạn cúng kiến giỗ chạp ông bà chắc chắn gia đình bạn phải nhất trí với bạn thôi! Tại Bình Dương, thành phố Thủ Dầu Một có phật tử Tâm Huệ, một nhân sĩ Phật giáo, lập gia đình với người khác đạo cũng là nhân sĩ Ki-tô hữu, gia đình luôn hạnh phúc và không có việc kỳ thị từng ý kiến trong việc cúng lễ. Đôi khi phật tử Tâm Huệ còn thỉnh chư Tăng về tại gia cúng dường trai Tăng không gặp trở ngại, vì nữ phật tử biết tôn thờ Chúa như thờ Phật.
Ghi chú: Nội dung tư vấn là cách nhìn nhận riêng của Hòa thượng Thích Giác Quang
Thích Giác Quang
Bài viết liên quan
NGHIỆP CŨ & NGHIỆP MỚI
NGHIỆP CŨ & NGHIỆP MỚI Quảng Tánh – Nhiên Như Ảnh minh họa HỎI: Gần đây, tôi thấy trên tin tức báo đài có nhiều vụ án xâm hại tình dục. Cho tôi hỏi theo giáo lý nhà Phật, những vụ án này xảy ra là vì những nạn nhân bị quả báo do nhân xấu đã gieo từ kiếp trước hay là vì những tội phạm tạo nhân […]
YÊU NGƯỜI XUẤT GIA ĐƯỢC CHỚ? CHÙA TO PHẬT LỚN NÊN CHĂNG?
YÊU NGƯỜI XUẤT GIA ĐƯỢC CHỚ? CHÙA TO PHẬT LỚN NÊN CHĂNG? Thích Quảng An Có người cư sĩ nhắn tin trao đổi với tôi một câu chuyện, tuy lạ nhưng cũng thấy thường. – Thưa Thầy, con có người bạn đã lỡ yêu…! – Bạn của bạn hay là bạn? – Dạ, bạn của con ạ. – Yêu mà lỡ, nghe […]
ĐỨC PHẬT CÓ ĐỂ TÓC HAY KHÔNG, TƯỚNG NHỤC KẾ LÀ GÌ?
ĐỨC PHẬT CÓ ĐỂ TÓC HAY KHÔNG, TƯỚNG NHỤC KẾ LÀ GÌ? Thích Nhật Từ HỎI: Tại sao trong các chùa tượng và hình ảnh của các đức Phật thì có để tóc xoắn, đang khi các tu sĩ phải cạo đầu trọc, xin thầy giải thích giúp con hiểu rõ ạ? ĐÁP: Thái tử Tất Đạt Đa đã dùng thanh gươm cạo sạch râu tóc và gởi râu tóc đó cho […]
GIẢI PHÁP NÀO CHO PHẬT TỬ VÌ MƯU SINH MÀ TẠO NGHIỆP?
GIẢI PHÁP NÀO CHO PHẬT TỬ VÌ MƯU SINH MÀ TẠO NGHIỆP? Quan điểm của Phật giáo là không làm nghề tà mạng. Ngoài ra có thể làm mọi nghề nhưng cần có tâm với nghề. Thấy rõ trong nghề có nghiệp nên cần làm thêm nhiều thiện nghiệp khác để bổ sung nhằm vun bồi cội phước. HỎI: Tôi làm nghề nông, hàng năm […]
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ GIỚI LUẬT PHẬT GIÁO
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ GIỚI LUẬT PHẬT GIÁO Thích Duy Lực Kinh Lăng Nghiêm nói: “Chẳng những thân không phạm, luôn cả cái “không phạm” cũng không còn”, tức thân tâm đều dứt, luôn cả cái dứt cũng không có, như thế đối với vô thượng bồ đề mới có hy vọng. Hỏi: Thế nào là ngũ giới của cư sĩ tại gia? Đáp: Giới thứ nhất là sát sinh, […]