DUY THỨC HỌC YẾU LUẬN ( Bài 6 )
DUY THỨC HỌC YẾU LUẬN
Hòa Thượng Thích Từ Thông
Huỳnh Mai Tịnh Thất – Sàigòn 1992 – Phật Lịch 2536
Bài Thứ Sáu
Hỏi: Những Tâm sở tương ứng với tiền lục thức.
(Năng biến thứ ba) như thế đã hiểu rõ rồi, nhưng còn sự hiện hành sinh khởi của chúng đối với sáu thức ra sao?
Bài Tụng Duy Thức Đáp:
Nương Tựa Căn Bản Thức
Năm Thức Tùy Duyên Hiện
Hoặc Chung Hoặc Không Chung
Như Sóng Mòi Với Nước
Ý Thức Thường Hiện Khởi
Trừ Sinh Vô Tưởng Thiên
Vô Tâm Hai Thứ Định
Chết Ngất, Lúc Ngủ Say
Giải Thích Thuật Ngữ:
Căn bản thức: Tên khác của đệ bát thức. Căn bản thức đệ bát thức cũng tức A lại da…
Vô tưởng thiên: Người tu định vô tưởng thuần thục, họ có sự an lạc của họ.
Hai định vô tâm:
1. Vô tưởng định: Trong lúc nhập định, vận dụng pháp Xa ma tha thâm hậu, tiền lục thức vắng lặng không hoạt động.
2. Diệt tận định: Trong lúc nhập định tiền thất thức vắng bặt không hiện hành.
Yếu Luận
Trong tám anh em một ả si
Một chành lanh lợi đáng kinh nghi
Năm em đon đả mời đưa khách
Quản lý gia cang một chị hiền
Tiền thất thức lúc hiện khởi cũng như lúc tiềm tàng hoàn toàn nương tựa đệ bát thức. Đệ bát thức có tên Căn bản thức, vì là chỗ căn cứ, cơ sở nương tựa của Tiền thất thức; như nước là bản thể, chỗ y cứ mà hiện tượng sóng mòi bọt bóng được khởi sinh.
Tiền ngũ thức có thể sinh khởi cùng một lúc, nếu yếu tố sở duyên đầy đủ; cũng có thể sinh khởi một, hai hoặc ba…tùy yếu tố sở duyên hiện hữu, thuộc đối tượng của thức nào.
Đệ lục thức thì hiện hữu trong một thời. Bất cứ lúc nào, bất cứ thức nào trong năm thức sinh khởi, đều có sự hợp tác tham gia của ý thức. Danh từ Ngũ câu ý thức nói lên sự hợp tác tham gia đó.
… “Một chàng lanh lợi đáng kinh nghi
Năm em đon đả mời đưa khách…”
“Năm em đon đả mời đưa khách”: Nói rõ sự nhạy cảm của tiền ngũ thức, thường xuyên tiếp xúc với ngũ trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc) mà các thức còn lại không có được chức năng ấy.
“Một chàng lanh lợi đáng kinh nghi”. “Chàng đệ lục thức lanh lợi thật bởi vì: với thiện, ác, vô ký ba tánh, với hiện lượng, tỷ lượng, phi lượng ba lượng, với tánh cảnh, đới chất, độc ảnh ba cảnh, đệ lục thức đủ hết. Vì vậy, ý thức quả là:
“Một chàng lanh lợi đáng kinh nghi!”
Dù lanh lợi trùm cả tám anh em, dủ tầm cỡ hoạt động bao gồm ba tánh, ba lượng và ba cảnh nhưng đệ lục thức vẫn không hiện diện ở năm trường hợp: Vô tưởng thiên, Vô tưởng định, Diệt tận định, ngủ không chiêm bao và chết ngất. Trong khi đó đứa em gái thiệt thà và người chị hiền quản lý gia cang, lẽo đẽo có mặt khắp nơi trong tam giới!
Bài viết liên quan
DUY THỨC HỌC YẾU LUẬN ( Bài 10 – Hết )
DUY THỨC HỌC YẾU LUẬN Hòa Thượng Thích Từ Thông Huỳnh Mai Tịnh Thất – Sàigòn 1992 – Phật Lịch 2536 Bài Thứ Mười Hỏi: Đã thành lập Duy thức tướng và Duy thức tánh rồi. – Tiến trình tu tập của hành giả tu Duy thức có bao nhiêu giai đoạn và địa vị? – Sự chứng ngộ Duy thức dùng phương tiện gì làm tiêu chuẩn để nhận biết? Bài Tụng Duy Thức Đáp: Từ khi: * Khởi Tâm Tu Duy […]
DUY THỨC HỌC YẾU LUẬN ( Bài 9 )
DUY THỨC HỌC YẾU LUẬN Hòa Thượng Thích Từ Thông Huỳnh Mai Tịnh Thất – Sàigòn 1992 – Phật Lịch 2536 Bài Thứ Chín Hỏi: Đức Thế Tôn đã đề cập ba tự tính rồi. Cớ gì Thế Tôn lại dạy: tất cả pháp đều không tự tính? Bài Tụng Duy Thức Đáp: Chỉ Vì Ba Tự Tính Chỉ Ra Ba Vô Tính Mật Ý Của Phật Nói Tất […]
DUY THỨC HỌC YẾU LUẬN ( Bài 8 )
DUY THỨC HỌC YẾU LUẬN Hòa Thượng Thích Từ Thông Huỳnh Mai Tịnh Thất – Sàigòn 1992 – Phật Lịch 2536 Bài Thứ Tám Hỏi: Nếu tất cả Duy thức thì cớ gì đức Thế Tôn đề cập Tam tự tính ở kinh Lăng Già? Mâu thuẫn đó, giải quyết thế nào? Bài Tụng Duy Thức Đáp: Do Mọi Người Biến Kế Biến Kế Đủ Thứ Vật Tính Biến Kế Chấp Này Nó Không Có Tự Tính […]
DUY THỨC HỌC YẾU LUẬN ( Bài 7 )
DUY THỨC HỌC YẾU LUẬN Hòa Thượng Thích Từ Thông Huỳnh Mai Tịnh Thất – Sàigòn 1992 – Phật Lịch 2536 Bài Thứ Bẩy Hỏi: Đã xác định vai trò của ba món. Năng biến, đã xác định ngã chỉ là đối tượng sở biến. Vậy: * Năng biến và sở biến đối với duy thức có hay không? * Nếu tất cả duy thức ngoại duyên không […]
DUY THỨC HỌC YẾU LUẬN ( Bài 5 )
DUY THỨC HỌC YẾU LUẬN Hòa Thượng Thích Từ Thông Huỳnh Mai Tịnh Thất – Sàigòn 1992 – Phật Lịch 2536 Bài Thứ Năm Hỏi: Đã nêu tổng quát sáu loại Tâm sở tương ứng với năng biến thứ ba. Nay cần biết tánh sai biệt của chúng như thế nào? Bài Tụng Duy Thức Đáp: Trước Hết Tâm Sở Biến Hành Xúc, Tác Ý, Thọ, Tưởng, Tư Kế Biệt Cảnh: Có […]